Một trong những loại phí bắt buộc người chuyển nhượng phải nộp khi muốn chuyển nhượng quyền sở hữu sổ đỏ là phí sang tên sổ đỏ. Vậy pháp luật quy định về khoản phí này như thế nào? Hãy cùng Nam Long theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về những loại phí sang tên sổ đỏ nhé!
Sổ đỏ là gì?
Hiện nay, vẫn chưa có văn bản nào quy định về khái niệm sổ đỏ. Sổ đỏ là từ dùng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa trên màu sắc của mặt ngoài Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo khoản 16 Điều 13 Luật đất đai 2013, quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và những tài sản khác gắn liền với đất là giấy tờ pháp lý của nhà nước chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cửa và những tài sản khác gắn liền với đất, hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cửa và những tài sản khác gắn liền với đất.
Xem thêm: Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13
Những loại lệ phí nào phải nộp khi sang tên?
Nếu muốn chuyển nhượng quyền sở hữu sổ đỏ, bạn cần nộp những loại phí sau đây:
Lệ phí trước bạ khi sang tên sổ đỏ
Phí sang tên sổ đỏ đầu tiên mà bạn phải trả là lệ phí trước bạ. Có 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Giá chuyển nhượng cao hơn so với mức giá mà UBND tỉnh quy định
Lệ phí trước bạ = Giá chuyển nhượng x 0,5%
Trường hợp 2: Giá chuyển nhượng thấp hơn hoặc bằng so với mức giá mà UBND tỉnh quay định
Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP, nếu như giá nhà đất trong hợp đồng mua bán nhà hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cao hơn so với mức giá do UBND tỉnh quy định thì lệ phí trước bạ được tính như sau:
- Lệ phí cho đất: Lệ phí trước bạ = Giá 1m2 theo bảng giá đất do UBND tỉnh quy định x diện tích đất x 0,5%
- Lệ phí cho nhà ở: Lệ phí trước bạ = Giá 1m2 theo bảng giá đất do UBND tỉnh quy định x tỷ lệ % chất lượng còn lại x 0,5%
Với:
- Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà ở là mức giá do UBND tỉnh quy định
- Giá 1m2 là giá thực tế xây dựng mới 1m2 sàn nhà của từng hạng nhà, từng cấp nhà do UBND tỉnh quy định
- Tỷ lệ % chất lượng còn lại do UBND tỉnh quy định
Lệ phí thẩm định sổ đỏ
Phí sang tên sổ đỏ tiếp theo mà bạn cần nộp là lệ phí thẩm định. Lệ phí thẩm định sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là khoản thu từ công việc thẩm định hồ sơ, là điều kiện cần và đủ để đảm bảo cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật
Theo khoản 11 Điều 33 Thông tư 85/2019/TT-BTC, quy định phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Xem thêm: Thông tư 85/2019/TT-BTC
Mức thu lệ phí thẩm định sổ đỏ:
Theo khoản 1 Điều 22 Luật phí và lệ phí 2015, Mức thu phí, lệ phí do UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định đảm bảo nguyên tắc và căn cứ sau:
– Nguyên tắc xác định mức thu phí đảm bảo theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật phí và lệ phí
– Xây dựng mức thu lệ phí phải đảm bảo:
- Đề xuất mức thu căn cứ vào mức thu phí, lệ phí hiện hành
- Phù hợp với điều kiện địa phương nơi phát sinh hoạt động thu lệ phí.
Khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công theo phương thức trực tuyến.
Xem thêm: Luật phí và lệ phí 2015 số 97/2015/QH13 mới nhất
Phí cấp chứng nhận quyền sử dụng đất
Tại điểm đ khoản 1 Điều 5 thông tư 85/2019/TT-BTC về việc quy định lệ phí chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất;
- Giấy chứng nhận đăng ký biến động đất đai;
- Trích lục bản đồ địa chính, văn bản;
- Số liệu về hồ sơ địa chính
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất là lệ phí mà cá nhân, tổ chức phải nộp khi được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
Mức thu lệ phí
Mức thu đối với cá nhân, hộ gia đình tại các thành phố trực thuộc Trung ương, các phường nội thành thuộc thành phố hoặc tỉnh cao hơn mức thu tại các khu vực khác.
Mức thu đối với tổ chức sẽ cao hơn mức thu cá nhân, hộ gia đình.
Lệ phí chứng thực, công chứng
Phí sang tên sổ đỏ mà bạn cần nộp tiếp theo là phí chứng thực, công chứng. Các cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng phải nộp phí công chứng.
STT |
Giá trị tài sản hoặc hợp đồng, giao dịch |
Mức thu (đồng) |
1 | Dưới 50 triệu đồng | 50 nghìn |
2 | 50 triệu – 100 triệu đồng | 100 nghìn |
3 | 100 triệu – 1 tỷ đồng | 0,1% giá trị tài sản, hợp đồng hoặc giao dịch |
4 | 1 tỷ – 3 tỷ đồng | 1 triệu + 0,06% giá trị tài sản, hợp đồng hoặc giao dịch |
5 | 3 tỷ – 5 tỷ | 2,2 triệu + 0,05% giá trị tài sản, hợp đồng hoặc giao dịch |
6 | 5 tỷ – 10 tỷ | 3,2 triệu + 0,04% giá trị tài sản, hợp đồng hoặc giao dịch |
7 | 10 tỷ – 100 tỷ | 5,2 triệu + 0,03% giá trị tài sản, hợp đồng hoặc giao dịch |
8 | Trên 100 tỷ | 32,2 triệu + 0,02% giá trị tài sản, hợp đồng hoặc giao dịch |
(Điểm a7 Khoản 1 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC)
Xem thêm: Thông tư 257/2016/TT-BTC
Thuế thu nhập cá nhân
Một loại phí sang tên sổ đỏ mà bạn cần phải nộp nữa là thuế thu nhập cá nhân. Người dân khi sang tên sổ đỏ cần nộp thuế thu nhập cá nhân, cụ thể:
- Thu nhập từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Thu nhập từ việc chuyển nhượng quyền cho thuê đất, mặt nước.
- Thu nhập từ việc góp vốn bất động sản để thành lập doanh nghiệp.
- Thu nhập khi ủy quyền quản lý bất động sản theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu nhập khác nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản.
Mức thuế suất: 2% trên giá mua, bán hoặc giá cho thuê đối với mua bán đất
Cách tính thuế:
– Thuế thu nhập cá nhân từ việc mua bán đất:
- Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng x thuế suất 2%
– Trường hợp mua bán đất là đồng sở hữu thì thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản.
Trên đây là một số loại phí sang tên sổ đỏ mà bạn cần tìm hiểu để tránh gặp những rắc rối ngoài ý muốn. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo nhé!